Tư Vấn

Chuyên gia tư vấn sức khỏe:

Vì không biết cơ thể chúng ta phản ứng với những chất độc hại nào nên cách tốt nhất để phòng chống nhiễm độc là loại bỏ các nguy cơ gây độc. Dưới đây là một số gợi ý để giảm nguy cơ bị nhiễm độc gan.

  • Hạn chế dùng thuốc: chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, không lạm dụng thuốc giảm đau.
  • Chọn các loại thuốc không gây hại cho gan: khi điều trị các bệnh như cholesterol cao, bệnh viêm khớp, nên tránh các loại thuốc gây hại cho gan như statin dùng để điều trị cholesterol cao.
  • Dùng thuốc đúng chỉ dẫn: khi dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, chỉ sử dụng đúng liều lượng, không tự ý tăng liều lượng khi thấy bệnh không tiến triển.
  • Thận trọng khi sử dụng thảo mộc và các loại thực phẩm bổ sung: cần tìm hiểu kỹ thành phần, chọn nhà sản xuất uy tín khi sử dụng các sản phẩm thảo mộc và thực phẩm bổ sung.
  • Thận trọng khi tiếp xúc với hoá chất: khi bắt buộc phải tiếp xúc với hoá chất công nghiệp, cần thực hiện các biện pháp an toàn lao động, bảo hộ theo đúng quy định để tránh bị phơi nhiễm chất độc.
  • Giữ thuốc và hoá chất tránh xa tầm tay trẻ em: tất cả các loại thuốc khuyến cáo tránh xa tầm tay trẻ em cần phải tuyệt đối làm theo bởi trẻ em rất hiếu động, chỉ một phút lơ là là chúng có thể đã nuốt viên thuốc vào bụng, thuốc chữa bệnh cho người lớn có thể gây hại cho trẻ em.
  • Giải độc gan thường xuyên: nên tiến hành giải độc gan định kỳ để loại bỏ các chất độc hại ra khỏi gan. Có rất nhiều cách có thể tự giải độc gan tại nhà như sử dụng các loại thực phẩm có chức năng thanh lọc gan như nước chanh, bưởi, táo, bơ, óc chó. Ngoài ra, các loại thực phẩm chức năng cho gan như Liver Protect cũng có khả năng giải độc rất hiệu quả. Liver Protect được sản xuất tại Úc, chiết xuất 100% từ cây kế sữa, được các nhà khoa học chứng minh là an toàn khi sử dụng. Chiết xuất từ cây kế sữa có chứa silymarin có khả năng chống oxy hoá và chống viêm rất tốt, được sử dụng rộng rãi trong y học để chữa các bệnh về gan. Uống một viên Liver Protect mỗi ngày sẽ giúp gan được bảo vệ một cách toàn diện.

 

Chuyên gia tư vấn sức khỏe:

Một số người sẽ đối mặt với nguy cơ nhiễm độc gan cao hơn những người khác, bao gồm các đối tượng sau:

  • Những người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau không theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Người bị bệnh gan như xơ gan, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cũng làm tăng nguy cơ gan bị ảnh hưởng bởi độc tố.
  • Người bị viêm gan do virus, virus viêm gan có thể tồn tại trong cơ thể trong thời gian dài và làm cho gan dễ bị tổn thương hơn.
  • Lão hoá: khi chúng ta già đi, chức năng gan sẽ chậm đi, phá vỡ chất độc chậm hơn. Điều này có nghĩa là độc tố và các sản phẩm phụ của nó tồn tại ở gan lâu hơn, dễ nhiễm độc cho gan.
  • Những người thường xuyên uống rượu, uống rượu trong khi đang dùng thuốc và thảo dược càng làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan.
  • Phụ nữ dễ bị nhiễm độc gan hơn nam giới bởi tốc độ chuyển hoá chất độc hại của phụ nữ chậm hơn nam giới.
  • Những người làm việc trong môi trường chứa nhiều chất độc hại công nghiệp.

 

Chuyên gia tư vấn sức khỏe:

Nhiễm độc gan có thể gây ra bởi các yếu tố sau:

  • Rượu: uống nhiều rượu trong thời gian dài có thể dẫn đến viêm gan do rượu, viêm gan do rượu có thể dẫn đến suy gan, có thể đe doạ tính mạng.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (Tylenol và các loại khác), aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB, và các loại khác) và naproxen (Aleve và các loại khác) đều có thể gây nhiễm độc gan, đặc biệt là khi sử dụng thường xuyên kết hợp với rượu.
  • Thuốc kê đơn: một số loại thuốc dùng để chữa bệnh theo đơn của bác sĩ cũng có thể gây tổn thương cho gan như các loại thuốc statin dùng để điều trị cholesterol cao, uống kết hợp nhiều loại thuốc như amoxicillin-clavulanate (Augmentin), phenytoin (Dilantin, Phenytek), azathioprine (Azasan, Imuran), niacin (Niaspan), kiacin và steroid đồng hóa.
  • Thảo mộc và vitamin bổ sung: một số loại thảo mộc được coi là nguy hiểm cho gan như nha đam, thiên ma (black cohosh), vỏ thịt quả cà phê (cascara), thảo dược chaparral và nhiều loại khác. Trẻ em có thể bị tổn thương gan do bổ sung vitamin không đúng cách.
  • Hoá chất công nghiệp: hoá chất của ngành công nghiệp có khả năng gây độc cho gan. Chúng ta tiếp xúc với các hoá chất này ở môi trường làm việc, cũng có thể từ nguồn thực phẩm bẩn. Các hoá chất gây độc cho gan bao gồm dung môi làm sạch khô carbon tetrachloride, vinyl clorua dùng để sản xuất nhựa, thuốc diệt cỏ paraquat và nhóm hoá chất công nghiệp gọi là polychlorinated biphenyls.

 

Chuyên gia tư vấn sức khỏe:

Bệnh gan nhiễm độc hay viêm gan nhiễm độc (tiếng Anh là hepatotoxicity hay toxic hepatitis) là một thuật ngữ y tế chỉ tình trạng tổn thương gan do phản ứng với các chất mà chúng ta tiếp xúc. Nhiễm độc gan có thể do thuốc, hoá chất, thảo dược và chất cồn. 

Trong một số trường hợp, nhiễm độc gan xảy ra sau vài giờ, vài ngày kể từ khi chúng ta tiếp xúc với chất độc hại. Những trường hợp khác, gan bị nhiễm độc từ từ, phải mất vài tháng tiếp xúc với chất độc thì các biểu hiện nhiễm độc mới bộc phát.

 

Các triệu chứng nhiễm độc gan có thể biến mất khi ngừng tiếp xúc với chất độc hại. Nhưng nhiễm độc gan có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho gan, dẫn đến xơ gan không hồi phục, một số trường hợp bị suy gan có thể đe doạ đến tính mạng.

 

Chuyên gia tư vấn sức khỏe:

Các loại viêm gan nhiễm độc nhẹ rất khó phát hiện bởi bệnh hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng gì mà chỉ có thể phát hiện bằng xét nghiệm máu. Khi mức độ nhiễm độc nặng hơn, viêm gan nhiễm độc sẽ có những triệu chứng đáng chú ý sau:

  • Vàng da vàng mắt
  • Ngứa ngáy, phát ban
  • Đau bụng trên bên phải
  • Chán ăn, cơ thể mệt mỏi
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Sốt
  • Sụt giảm cân nặng
  • Nước tiểu màu sẫm hoặc màu nước trà túi lọc

Chuyên gia tư vấn sức khỏe:

Một trong những chức năng quan trọng nhất của gan là lọc chất độc. Tất cả các chất độc hại đi vào cơ thể đều bị chặn ở gan để chuyển hoá thành các chất ít độc hại hơn. Gan lọc bỏ hoá chất, thuốc, chất cồn ra khỏi máu, biến đổi rồi chuyển sang thận để thải ra ngoài. Quá trình phá vỡ độc tố này có thể tạo ra các sản phẩm phụ có thể gây hại cho gan. Mặc dù gan có khả năng tự tái tạo, nhưng việc tiếp xúc liên tục với các chất độc hại, chất độc hại quá nhiều, vượt quá khả năng xử lý của gan thì gan sẽ bị nhiễm độc ngược.

 

Gan nhiễm độc xảy ra khi gan tiếp xúc với chất độc hại. Hiện tượng nhiễm độc cũng có thể xuất hiện khi chúng ta dùng quá nhiều thuốc theo toa hoặc dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 

1