Tư Vấn

Chuyên gia tư vấn sức khỏe:

Các bệnh về gan thường tiến triển âm thầm trong thời gian dài và thường không có biểu hiện rõ rệt nên rất khó nhận biết ở những giai đoạn đầu. Khi thấy các dấu hiệu cảnh báo như cơ thể mệt mỏi, đau nhức, vàng da, nước tiểu sẫm màu, đau bụng, ngứa ngáy thì có nghĩa là bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Lúc này bạn nên tiến hành xét nghiệm máu để xác định chính xác các tổn thương gan.

 

Chuyên gia tư vấn sức khỏe:

Xét nghiệm máu là phương pháp phổ biến nhất để phát hiện các tổn thương và các bệnh lý về gan. Những xét nghiệm này đo nồng độ protein và enzyme trong máu để đánh giá tình trạng của gan. Trong đó, chỉ số ALT (Alanine Aminotransferase) trong xét nghiệm máu giúp phát hiện các tổn thương gan được gây nên bởi bệnh lý, thuốc, hoặc chấn thương.

 

Chuyên gia tư vấn sức khỏe:

Đúng vậy. Gan là cơ quan duy nhất có thể tái sinh khi một phần bị cắt hoặc bị tổn thương. Đó là lý do bạn có thể hiến một phần lá gan của mình để cấy ghép gan cho người bị bệnh. Ghép gan từ người hiến sống khá phổ biến trong y học ngày nay.

Kiểm tra chức năng gan bằng xét nghiệm máu.

 

 

Chuyên gia tư vấn sức khỏe:

Gan đảm nhiệm hơn 500 chức năng khác nhau trong cơ thể. Các chức năng chính của gan bao gồm: chuyển hoá chất dinh dưỡng từ thức ăn thành các chất cần thiết để cơ thể sử dụng, dự trữ các chất cần thiết để cơ thể sử dụng khi thiếu, lọc bỏ độc tố ra khỏi máu, tạo mật để tiêu hoá chất béo.

 

 

Chuyên gia tư vấn sức khỏe:

Gan nằm ở phía bên phải phía trong ổ bụng, đằng sau xương sườn. Đây là cơ quan lớn nhất trong cơ thể (nếu không kể da), với cân nặng khoảng 1,2-1,3kg, kích thước cỡ chừng quả bóng đá.

Chuyên gia tư vấn sức khỏe:

Để điều trị nóng gan, trước hết cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, tiếp đến là bổ sung các chất cần thiết để làm mát gan, giải nhiệt cho gan. Những việc làm dưới đây sẽ giúp điều trị nóng gan hiệu quả.

Thay đổi chế độ ăn uống: người bị nóng gan nên hạn chế nạp các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ cay nóng nhiều đường, tránh ăn nội tạng động vật. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau xanh và hoa quả, các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E, C, ngũ cốc, thịt, cá, trứng, sữa vừa đủ để cung cấp protein. Hạn chế hoặc ngừng sử dụng bia rượu và các chất có cồn. Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Có thể uống thêm các loại nước có tác dụng mát gan, thanh lọc gan như nước ép bí đao, diếp cá, nước đỗ đen, râu ngô, rau má.

Thay đổi lối sống: không làm việc quá sức, hạn chế căng thẳng, cố gắng duy trì trạng thái tinh thần thoải mái. Nên ngủ nghỉ điều độ, ngủ sớm trước 11 giờ đêm để gan có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sau một ngày làm việc cật lực. Tập thể dục thể thao tăng cường sức khoẻ cũng mang lại hiệu quả tích cực đối với bệnh nóng gan.

Giảm các triệu chứng nóng gan bằng Liver Protect: sử dụng thực phẩm chức năng Liver Protect có thể giảm các triệu chứng do nóng gan gây ra. Liver Protect chiết xuất 100% từ cây kế sữa, có chứa hoạt chất silymarin. Silymarin có khả năng chống oxy hoá và chống viêm rất mạnh. Các nghiên cứu chỉ ra silymarin có thể giúp trung hoà độc tố, loại bỏ độc tố ra khỏi gan, làm giảm tình trạng nóng gan. Silymarin cũng có khả năng chống độc, bảo vệ gan khỏi sự tấn công của các chất độc hại. Sử dụng Liver Protect vừa phòng chống, vừa hỗ trợ điều trị bệnh nóng gan.

 

Chuyên gia tư vấn sức khỏe:

Bất cứ ai cũng có thể đối mặt với nguy cơ nóng gan, bởi dù có lối sống lành mạnh thì chúng ta vẫn có thể tiếp xúc với các chất độc hại trong không khí. Và hầu như ai trong chúng ta cũng từng bị nóng gan ít nhất một lần trong đời.

 

Những người thường xuyên ra đường vào những ngày nắng nóng, ô nhiễm khói bụi có nguy cơ bị nóng gan.

Có một số người sẽ có nguy cơ bị nóng gan cao hơn những người khác, gồm các nhóm đối tượng sau:

  • Trẻ em thường xuyên ăn đồ chiên rán, thức ăn nhiều dầu mỡ, bánh kẹo nhiều đường, không chịu ăn rau xanh và hoa quả.
  • Những người thường xuyên uống rượu bia, uống rượu lâu năm hoặc uống với liều lượng lớn.
  • Những người làm việc ngoài trời, làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, độc hại như người giao hàng (shipper), công nhân xây dựng cầu đường.
  • Những người lười uống nước, không có thói quen cung cấp nước cho cơ thể.
Chuyên gia tư vấn sức khỏe:

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh nóng gan, trong đó chủ yếu là do chế độ ăn uống thiếu khoa học, thói quen sinh hoạt không điều độ và tác động của các chất độc hại trong môi trường.

Chế độ ăn uống không cân bằng: thường xuyên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều đường, nhiều đạm thiếu chất xơ và vitamin có thể khiến gan tích tụ nhiều mỡ, làm gia tăng áp lực chuyển hoá gây nóng gan.

Uống nhiều rượu bia và chất cồn: Rượu bia có chứa ethanol một chất độc hại cho cơ thể. Ethanol nạp vào cơ thể sẽ được gan chuyển hoá thành các chất ít độc hại hơn và thải ra ngoài cơ thể. Khi nạp quá nhiều rượu bia và chất cồn vào cơ thể, gan phải hoạt động liên tục, hoạt động hết công suất đều có thể gây nóng gan.

Thói quen sinh hoạt không điều độ: Thức khuya, ngủ muộn có thể gây nóng gan bởi gan giải độc tốt nhất khi cơ thể đang ngủ (từ khoảng 23 giờ đến 5 giờ), thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc có thể gián đoạn quá trình giải độc của gan, khiến độc tố tích tụ và gây nóng gan.

 

Nạp nhiều đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ vào cơ thể làm tăng nguy cơ gây nóng gan

Uống ít nước: Nước đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể bởi 70% cơ thể chúng ta là nước. Nước tham gia vào rất nhiều quá trình sinh hoá trong cơ thể. Thiếu nước cũng khiến các chức năng gan hoạt động không trơn tru, có thể dẫn tới nóng gan.

Lạm dụng thuốc kháng sinh: sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi, quá liều cũng có thể dẫn tới nóng gan.

Làm việc trong môi trường ô nhiễm, thời tiết nóng bức: Các chất độc hại trong môi trường tích tụ nhiều sẽ gây hại cho gan. Thời tiết nóng bức cũng khiến gan sinh nhiệt, bức bối, khó chịu.

 

Chuyên gia tư vấn sức khỏe:

Gan làm hơn 500 nhiệm vụ sinh hoá khác nhau trong cơ thể, trong đó nhiệm vụ lọc độc tố và chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành năng lượng là quan trọng nhất. Khi gan bị nóng gan, gan không làm tốt các chức năng của mình, cơ thể sẽ phát ra một số tín hiệu sau đây:

  • Cảm giác ngứa ngáy như kiến bò khắp cơ thể, xuất hiện các nốt đỏ li ti trên da. Tình trạng này thường xuất hiện khi cơ thể gặp lạnh đột ngột, đi ngoài gió hoặc nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột.
  • Nổi mề đay, mụn nhọt
  • Da khô nhám, nổi mụn
  • Cảm thấy cơ thể nóng bừng, bức bối
  • Trằn trọc, ngủ không sâu
  • Táo bón, ợ nóng, đầy hơi trong bụng
  • Trào ngược axit, hơi thở có mùi.
  • Môi khô, môi đỏ, căng mọng, nứt nẻ
  • Chảy máu chân răng bất thường
  • Cơ thể mệt mỏi, tinh thần không thoải mái, dễ bị kích động
  • Màu da dần thay đổi chuyển sang màu vàng
  • Cơ thể gầy, ăn nhiều mà không tăng cân

Chuyên gia tư vấn sức khỏe:

Nóng gan hay còn gọi là nóng trong người là cách gọi dân gian cho hiện tượng rối loạn, suy giảm chức năng gan do quá nhiều nhiệt hay độc tố tích tụ ở gan. Nóng gan chính là biểu hiện cho thấy gan đang có vấn đề, chức năng lọc độc tố của gan không hoạt động hiệu quả khiến độc tố tích tụ làm tổn thương gan.

 Nóng gan là hiện tượng phổ biến cả ở người lớn và trẻ nhỏ

 

Nóng gan là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất dễ tái phát, gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, nóng gan có thể chuyển biến xấu và phát triển thành các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, suy gan, thậm chí là ung thư gan.

 

1