Người cao tuổi dễ mắc các bệnh về gan. Khi tuổi cao, chức năng gan không hoạt động hiệu quả như khi còn trẻ, dẫn đến người già dễ nhiễm các độc tố hay các hoạt chất từ thuốc và thảo dược gây hại cho gan. Những chất độc này có thể ở trong gan lâu hơn, và gan cần nhiều thời gian hơn để loại bỏ chúng khỏi cơ thể. Người cao tuổi cũng dễ tổn thương gan khi bị các tác động như tiêu thụ rượu bia quá nhiều.
Người cao tuổi dễ mắc các bệnh về gan do chức năng gan hoạt động không còn hiệu quả như khi còn trẻ và hệ miễn dịch suy giảm.
Thể tích và lưu lượng máu của gan giảm dần trong quá trình lão hóa. Theo các nghiên cứu sử dụng phương pháp siêu âm, thể tích gan giảm khoảng 20-40% khi con người bắt đầu già đi. Sự thay đổi thể tích gan dẫn đến sự suy giảm về lượng máu trong gan. Lưu lượng máu trong gan của những người trên 65 tuổi sẽ giảm khoảng 35% so với những người dưới 40 tuổi. Bên cạnh đó, khả năng tái tạo tế bào gan giảm đi và hệ miễn dịch giảm trong quá trình lão hóa càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan mãn tính ở người cao tuổi.
Người cao tuổi thường gặp các vấn đề gì về gan?
Viêm gan do vi-rút
Người cao tuổi dễ có nguy cơ nhiễm các bệnh về gan do vi-rút. Người nhiễm viêm gan A có dấu hiệu vàng da và bị rối loạn chức năng gan, rối loạn đông máu. Nguy cơ xảy ra các biến chứng như ứ mật kéo dài, viêm tụy, và cổ trướng.
Tuy nhiên, người cao tuổi ít có nguy cơ nhiễm viêm gan B cấp tính do nguy cơ lây nhiễm thấp. Các nguyên nhân lây truyền viêm gan B là dùng chung bàn chải đánh răng, dùng chung kim tiêm và dao cạo râu, và quan hệ tình dục. Biểu hiện lâm sàng ở người cao tuổi nhiễm viêm gan B tương tự như ở người trẻ như sốt, nôn mửa, và vàng da. Tuy nhiên, tỷ lệ tiến triển bệnh thành mãn tính ở người già cao hơn so với người trẻ.
Trong khi đó, tỷ lệ nhiễm viêm gan C ở từng độ tuổi là khác nhau do vi-rút lây truyền qua đường máu, như truyền máu, xăm hình, hay chạy thận nhân tạo. Sự tiến triển của xơ hóa và sự phát triển của ung thư biểu mô tế bào gan trong quá trình lão hóa xuất hiện ở người cao tuổi nhiễm vi-rút viêm gan B và viêm gan C.
Viêm gan tự miễn
Một số người mắc bệnh viêm gan tự miễn khi bước vào tuổi 60. Bệnh thường tiến triển nhanh và bất ngờ với các biểu hiện như xơ gan và một vài triệu chứng khác. Phụ nữ trung niên dễ mắc bệnh này do đã bước vào giai đoạn mãn kinh.
Viêm gan do rượu
Rượu là nguy cơ khiến các bệnh về gan ở người cao tuổi tiến triển nhanh hơn. Vì vậy, người cao tuổi nên dừng uống bia rượu và hút thuốc.
Người cao tuổi viêm gan do rượu tiến triển bệnh nhanh hơn so với người trẻ tuổi. Một nửa bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh xơ gan chết trong vòng một năm sau khi phát hiện bệnh. Với những người mắc bệnh gan do nhiễm vi-rút, uống rượu khiến cho bệnh tiến triển nhanh hơn.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Đây là bệnh thường gặp chủ yếu ở người trung niên và người già. Một tỷ lệ đáng kể các bệnh xơ gan không rõ nguồn gốc xuất hiện có thể là do giai đoạn cuối của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Tuổi cao là một nguyên nhân tăng nguy cơ xơ hóa gan và tăng tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân mắc căn bệnh này.
Người cao tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, và tăng mỡ máu.
Nhiễm độc gan do thuốc
Người cao tuổi dễ mắc bệnh và thường dùng nhiều loại thuốc khác nhau nên họ dễ gặp tai biến hay các tác dụng phụ của thuốc. Đôi khi uống thuốc điều trị bệnh này lại khiến bệnh khác nặng hơn. Phản ứng thuốc ở người cao tuổi nhiều gấp 2-3 lần so với người trẻ. Ngoài ra, một số người cao tuổi không sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, tự tăng tự giảm liều lượng nên có thể gây nhiễm độc.
Cách điều trị bệnh gan ở người cao tuổi
Chế độ ăn uống hợp lý
Người cao tuổi bị xơ gan và mắc bệnh về gan ở giai đoạn cuối cần uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ để kiểm soát lượng protein hấp thụ trong chế độ ăn uống. Xơ gan khiến gan không thể chuyển hóa các chất thải, dẫn đến nồng độ amoniac trong máu tăng cao khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng như hay nhầm lẫn và hôn mê. Vì vậy, cần có một chế độ ăn hợp lý và uống thuốc lợi tiểu để giảm lượng nước giữ trong cơ thể.
Người cao tuổi mắc bệnh gan nên bổ sung protein từ sữa, cá, thịt, trứng; thêm lượng chất béo từ trứng, cá, và đậu mè (nhưng không chế biến bằng cách xào, rán). Ngoài ra, người già cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ hoa quả.
Bên cạnh đó, người cao tuổi nên tránh uống bia rượu, hút thuốc lá; không ăn thực phẩm ôi thiu và nhiễm hóa chất; và không làm việc quá sức.
Người cao tuổi nên bổ sung thực phẩm chức năng để tăng cường chức năng gan, giải độc, và hỗ trợ tái tạo tế bào gan. Ngoài ra, thực phẩm chức năng chiết xuất từ cây kế sữa với hoạt chất Silymarin còn giúp tăng cường tiêu hóa và phòng chống ung thư.
Bổ sung thực phẩm chức năng giải độc và bảo vệ gan
Người cao tuổi mắc các bệnh về gan cần bổ sung thêm thực phẩm chức năng để hỗ trợ tăng cường và phục hồi chức năng gan và giải độc gan. Các thực phẩm chức năng chiết xuất từ cây kế sữa còn giúp người bệnh tăng cường chức năng chức năng tiêu hóa, phòng chống ung thư và kiểm soát tiểu đường.
Ngoài ra, chất Silymarin từ cây kế sữa còn giúp ngăn ngừa tiến triển xơ gan bằng cách ức chế sự biến đổi của gan thành các tổ chức xơ, giảm sự hình thành và lắng đọng của các sợi collagen dẫn đến xơ gan.
Khám bệnh thường xuyên
Các bệnh về gan ở người cao tuổi tiến triển nhanh do hệ miễn dịch suy giảm và các chức năng trong cơ thể không còn hoạt động tốt. Vì vậy, người bệnh cần đến khám ở các bệnh viện và cơ sở y tế uy tín thường xuyên. Đặc biệt, người cao tuổi nên uống thuốc theo đơn kê của bác sỹ, không tự tiện thêm bớt, và nên trao đổi với bác sỹ về các loại thuốc đang uống. Người thân có thể nhắc nhở hoặc làm một lịch trình uống thuốc vì người cao tuổi hay quên nên có thể uống thuốc nhiều lần mà không nhớ.
Xem thêm:
10 lợi ích tuyệt vời từ sức khoẻ đến làm đẹp của Liver Protect
Silymarin - hoạt chất vàng bảo vệ gan
Ai nên sử dụng Liver Protect để thải độc và bảo vệ gan?