Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị viêm gan

Viêm gan là tình trạng viêm ở gan khiến tế bào gan chết và dẫn đến một số khu vực gan hoại tử. Viêm gan có hai loại: viêm gan mãn cấp tính hoặc viêm gan mãn tính và có thể tiến triển thành suy gan, xơ gan, và ung thư biểu mô tế bào gan. Người bị viêm gan cần chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng để tránh làm gan bị tổn thương thêm và giúp gan phục hồi nhanh.

Viêm gan có thể do vi rút hoặc do lạm dụng bia rượu. Các triệu chứng thường gặp bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, vàng da, đau bụng dưới bên phải, và nước tiểu sẫm màu và phân nhạt. Có thể xuất hiện các biểu hiện bên ngoài cơ thể, đặc biệt với viêm gan mãn tính như mất kinh nguyệt, viêm khớp, phát ban da, viêm mạch, viêm tuyến giáp, viêm tuyến tiền liệt, viêm cầu thận, viêm đa giác mạc và hội chứng Sjögren. Biến chứng của viêm gan mãn tính bao gồm xơ gan, suy gan tiến triển và phát triển ung thư biểu mô tế bào gan.

Người mắc bệnh viêm gan cần có chế độ ăn uống đặc biệt để giúp phục hồi chức năng gan và giảm tổn thương gan

Có nhiều thực phẩm và đồ uống có thể giúp người bệnh viêm gan tái tạo chức năng gan, giảm tổn thương gan, và ngăn chặn quá trình xâm nhập của các chất độc vào bên trong tế bào gan.

Chế độ dinh dưỡng cho người viêm gan cấp tính

Trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, sốt, và đau bụng. Do gan bị tổn thương nên các chức năng gan suy giảm. Vì vậy, người bệnh cần nạp các thực phẩm sau để đảm bảo dinh dưỡng:

  • Trái cây và rau củ
  • Các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo
  • Chất béo lành mạnh như trong các loại hạt, bơ và dầu ô liu
  • Nước hoa quả và nước đường

Trong giai đoạn sau, người bệnh bắt đầu bổ sung dinh dưỡng để giúp tăng cường hồi phục chức năng gan và giải độc gan (đối với những người uống bia rượu và hút thuốc lá) như:

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, lúa mạch và hạt quinoa
  • Cá và thịt nạc
  • Trái cây và rau củ

Thực phẩm chức năng với hoạt chất Silymarin chiết xuất từ cây kế sữa có thể kích thích sự phát triển tế bào gan và phục hồi tế bào gan bị tổn thương

Người bệnh không nên dùng các thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thực phẩm chức năng để phục hồi tế bào gan bị tổn thương và kích thích sự phát triển các tế bào gan mới. Đặc biệt, thực phẩm chức năng chiết xuất từ cây kế sữa với hoạt chất Silymarin, ví dụ như Liver Protect, còn giúp tế bào gan bền vững hơn và duy trì được cấu trúc, chức năng của tế bào gan.

Chế độ dinh dưỡng cho người viêm gan mãn tính

Đồ ăn và đồ uống cần bổ sung đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân phù hợp với trọng lượng cơ thể và hoạt động cơ thể. Bệnh nhân không ăn đồ có quá nhiều chất béo và không nên dùng bia rượu và các chất kích thích. Bên cạnh đó, người bệnh cần nạp đủ lượng protein, vitamin A (như gan gà và gan lợn) và vitamin C (như cam và quýt) cần thiết:

  • Ăn thức ăn tươi, không ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán
  • Nên uống đủ 1,5-2 lít nước một ngày
  • Uống sữa để thêm vitamin D hoặc sử dụng chế phẩm của sữa như phô mai và sữa chua
  • Ăn rau quả tươi để tăng cường vitamin và khoáng chất
  • Dùng dầu thực vật, dầu mè, tránh dùng mỡ động vật

 

Trái cây và rau củ giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể cho người mắc bệnh viêm gan

Người bệnh nên ăn thành nhiều bữa trong ngày để có thể hấp thụ tốt nhất và không dùng thực phẩm lạ có thể gây dị ứng. Người bị viêm gan mãn tính nên đi kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm các biến chứng.

Những thực phẩm nên tránh sử dụng

Một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể góp phần gây thêm tổn thương cho gan. Nếu ăn quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo hoặc đường, người bệnh sẽ tăng cân và chất béo sẽ bắt đầu tích tụ trong gan. Bệnh gan nhiễm mỡ có thể góp phần phát triển bệnh xơ gan, hoặc mô sẹo của gan. Chất béo trong gan cũng có thể can thiệp vào hiệu quả của các loại thuốc nhắm đến vi rút viêm gan. Vì vậy, người bệnh nên tránh tiêu thụ các đồ ăn và đồ uống sau đây:

  • Chất béo bão hòa có trong bơ, kem chua và các thực phẩm từ sữa giàu chất béo khác, thịt mỡ và thực phẩm chiên. Đồ ăn vặt và các loại hạt cũng có nhiều chất béo.
  • Các món ăn có đường như bánh quy, bánh ngọt, soda và các món nướng đóng gói.
  • Thực phẩm nhiều muối như thịt và rau đóng hộp, thịt nguội, và thịt xông khói.
  • Thực phẩm nhiều tinh bột như bánh mỳ, mỳ ống, và các loại đồ nướng trong lò.
  • Rượu

Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn giúp loại bỏ chất độc hại có thể gây bệnh và gây lây nhiễm chéo

Bệnh nhân viêm gan cũng nên tránh ăn các loài động vật còn sống hoặc nấu chưa chín vì có thể chứa vi rút và vi khuẩn. Người bệnh cũng có thể xem xét việc hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, vì chúng có thể chứa các chất phụ gia hóa học và hàm lượng muối cao.

Vì lá gan đang phải chống chọi với vi rút viêm gan, hãy thực hiện các biện pháp đặc biệt để ngăn ngừa bất cứ nguy cơ nào làm tăng khả năng tổn thương gan. Hãy rửa tất cả các loại thịt, trái cây và rau quả để loại bỏ các chất có hại và rửa tay kỹ trước và sau khi xử lý thực phẩm để tránh lây nhiễm chéo.

Xem thêm:

Silymarin - hoạt chất vàng bảo vệ gan

1